Tiêu
Sơn Miếu (hay còn gọi là Miếu Bản). Đây là nơi thờ nhị vị nhân thần Bản thổ
Thành hoàng làng có tên là: Lê Huệ và Lê Kiêm. Các bậc cao niên trong làng nhiều
đời kể lại: Vào khoảng gần cuối đời nhà Trần (1225-1440) có 2 đạo sỹ theo học
nho giáo dòng Khổng Tử để làm thầy. Năm đó, dân làng xung quanh bị bệnh dịch
hoành hành. Hai vị có tài bốc thuốc, trị bệnh nên dã quyết định ở lại dựng lều,
lán tại đây, bốc thuốc cứu chữa, trị bệnh cho dân qua khỏi được nhiều tai ương,
dịch bệnh. Chẳng bao lâu khu vực này trở nên nhộn nhịp, do sát sông Hồng nên
thuận lợi phát triển đường thủy. Một đêm mưa giông dữ dội, sấm chớp khác thường,
hôm sau ra thì không thấy hai vị đâu cả. Sau đó dân làng đã đi tìm kiếm khắp
nơi nhưng không tìm ra dấu vết tung tích. Dân làng cho rằng: Hai vị đã thăng biến
hiển thánh nên đã xây dựng lập Miếu thờ hai vị. Do ở vùng lũ và nhiều yếu tố
khác nên không còn giữ được các tư liệu lịch sử nguồn gốc. Nhưng theo thần
tích, thần sắc tại Đình thì hai vị nhân thần thờ tại Tiêu Sơn miếu cũng đồng được
phong sắc trong 9 lần qua các đời vua, cùng tứ vị thiên thần thờ tại Đình từ đời
vua Vĩnh Khán II (1730) đến đời Khải Định (1925). Ở Đình làng Giang Cao hiện
còn lưu giữ được hai bức đại tự là: tham thiên tản địa và đạo cao đức đại có
niên đại hàng trăm năm, hiện vật thờ là mũ và hia.